❶ Tổ yến già ngon hơn tổ yến non!
Các thành phần dinh dưỡng trong tổ yến không thay đổi trong suốt quá trình làm tổ. Tuy nhiên, màu sắc và độ ẩm của tổ có thay đổi theo môi trường, thời gian sống. Do đó việc phân biệt tổ yến già và tổ yến non nhằm đánh giá chất lượng tổ yến là không có cơ sở khoa học và hiện vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh.
Để hiểu đúng, tổ yến già là tổ cũ đã qua quá trình sử dụng của chim yến, bên trong tổ sẽ có nhiều vỏ trứng vụn, phân chim… Tổ yến non là tổ vừa mới được hoàn thành chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản. Việc khai thác và sử dụng các tổ yến già là ưu tiên hàng đầu để đảm bảo bảo tồn chim yến.
❷ Yến huyết bổ dưỡng nhất cho sức khỏe!
Yến huyết với màu đỏ cam do chứa hợp chất Sắt Hydroxit (Fe(OH)₃) không phải từ máu của chim yến, đồng thời chứa lượng lớn hợp chất gốc Nitrat (NO₃-) và gốc Nitrit (NO₂-). Đây là hai chất có khả năng gây ung thư được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cộng đồng kinh tế châu Âu (EC) giới hạn hàm lượng có trong thực phẩm ở mức rất thấp để đảm bảo an toàn. Việc thổi phồng giá trị của yến huyết trong kinh doanh cần đáng lên án để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
❸ Thai thác tổ yến là vô nhân đạo!
Trên thực tế, việc khai thác tổ yến đều dựa vào tập tính sinh sống của loài chim yến. Các tổ được khai thác đều bắt buộc phải trải qua chu kỳ sinh trưởng hoàn toàn của chim yến và đã bị chim bỏ lại. Chim sẽ luôn xây tổ mới khi đến kỳ sinh sản mới cho dù tổ có được khai thác hay không. Hơn nữa, bất kỳ hành động nào ảnh hưởng đến nhịp sống của chim yến sẽ khiến chim bỏ đi ngay lập tức, gây tổn thất nặng nề về kinh tế.
Chính vì vậy, quan niệm trên không chỉ gây hoang mang, ảnh hưởng đến thói quen của người tiêu dùng mà còn dẫn đến hiểu lầm về quy trình khai thác yến sào.