Rất nhiều người nhầm lẫn màu đỏ của huyết yến tự nhiên theo nghĩa đen chính là máu (huyết) của chim yến. Nhưng thực chất đó lại chính là màu đỏ máu của hợp chất Sắt (III) Hydroxit (Fe(OH)₃).
Fe(OH)₃ được hình thành theo chuỗi các phản ứng hóa học:
NH₃ + O₂ ⟶ NO₂+ H₂O (Vi khuẩn chuyển hóa)
NO₂ + O₂ + H₂O ⟶ HNO₃
Fe²⁺ + HNO₃ ⟶ Fe(NO₃)₃ + NO + H₂O
H₂O + NH₃ + Fe(NO₃)₃ ⟶ NH₄NO₃ + Fe(OH)₃
Các chất trên đều có sẵn từ trong chính môi trường sống của yến. Nước (H₂O) từ độ ẩm không khí, Amoniac (NH₃) từ phân yến, nguyên tố sắt Fe²⁺ từ chính tổ yến (chiếm 20% đến 30%)…
Cho dù có là huyết yến đảo hay nhà thì màu đỏ vẫn là kết quả của các phương trình hóa học tạo ra hợp chất Fe(OH)₃. Phản ứng này nhanh hay chậm phụ thuộc vào chất xúc của môi trường xung quanh. Đối với yến nhà, ủ phân là cách để phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn, mục đích là tăng gốc Nitrit (NO₂-) để phản ứng tạo thành muối sắt Fe(NO₃)₃ và sau đó thành Fe(OH)₃.
Chính điều này mà huyết yến thường có hàm lượng chất gốc Nitrat (NO₃-) và gốc Nitrit (NO₂-) rất cao. Đây là hai chất có khả năng gây ung thư được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cộng đồng kinh tế châu Âu (EC) giới hạn hàm lượng có trong thực phẩm ở mức rất thấp để đảm bảo an toàn.
Tóm lại độ an toàn và bổ dưỡng của huyết yến là điều cần phải xem xét lại, không thực sự như sự thổi phồng của các đơn vị kinh doanh khác.
Đối với huyết đảo trong môi trường thoáng hàm lượng khí NO₂ thấp nên vẫn có thể chấp nhận được. Giá trị nằm ở màu sắc đẹp và số lượng khan hiếm của chúng. Khách Hàng cần có cái nhìn đúng đắn về sản phẩm này khi dùng yến sào làm thực phẩm bổ trợ sức khỏe.